Công Dụng Của Việc Ngâm Chân

Theo Tây y, đôi bàn chân được coi như “trái tim thứ 2” của cơ thể. Đôi chân chứa nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não, chăm sóc đôi bàn chân làm tăng tuần hoàn máu và giúp cơ thể khỏe mạnh.

Bàn chân có hơn 20 huyệt đạo của cơ thể, mỗi huyệt đạo đảm nhiệm một vai trò duy trì các hoạt động linh động khác nhau và ảnh hưởng đến sức khỏe. Các huyệt của vùng gan bàn chân thông tuyến với não.

 

Ngâm chân nước ấm là một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả cao, đem đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe như cải thiện hệ thần kinh, lưu thông khí huyết và hạn chế nhiều bệnh, đặc biệt với người cao tuổi.

Một số công dụng hữu ích của việc ngâm chân nước ấm

  • Cải thiện trí não, tinh thần: việc ngâm chân nước ấm sẽ giúp giữ ấm cho đôi chân, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn do tăng cường lượng máu lưu thông từ đó sẽ dễ dàng có một giấc ngủ sâu và chất lượng hơn. Người cao tuổi dễ gặp tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khi sử dụng ngâm chân nước ấm, sau đó kết hợp mát xa, xoa bóp nhẹ nhàng vùng bàn chân đều đặn vào buổi tối sẽ giúp có một giấc ngủ sâu và tốt hơn.
  • Tăng cường sức khỏe, xóa tan mệt mỏi: khi ngâm chân bằng nước ấm, máu trong cơ thể sẽ lưu thông tốt hơn, giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ độc tố, các gốc tự do có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Hơn nữa, việc ngâm chân bằng nước ấm, giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu viêm và kháng khuẩn.
  • Khử mùi hôi chân, tránh tình trạng đôi chân lạnh cóng vào mùa đông: ngâm chân bằng nước ấm kết hợp với muối (hoặc tinh dầu, thảo dược) để loại bỏ các tế bào chết, khử mùi hôi chân và mang đến đôi chân khỏe sạch sẽ, thơm tho. Đối với nhiều người (đặc biệt là người cao tuổi) sẽ cảm thấy khó chịu khi đôi bàn chân lạnh ngắt vào mùa đông. Hiện tượng này là do lưu thông máu không được tốt. Biện pháp ngâm chân sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và làm ấm cơ thể.

Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp ngâm chân nước ấm

  • Tuyệt đối không được ngâm chân trong vòng 30 phút sau bữa ăn. Bởi vì lúc này cơ thể cần tập trung lượng máu đến hệ tiêu hóa giúp hấp thụ thức ăn hiệu quả nhất.
  • Không nên dùng nước quá nóng: nhiệt độ nước quá cao sẽ gây nên những tổn thương ở chân, làm tăng kích thước mạch máu. Nên sử dụng nước ấm từ 40 – 50o
  • Những người xơ cứng và tắc nghẽn động mạch, bị bệnh đái tháo đường, suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân.
  • Trẻ em không nên ngâm chân; vì chúng đang ở độ tuổi phát triển, ngâm chân nước ấm sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển chân, thậm chí nặng hơn là làm cột sống biến dạng.

Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, thường xuyên chóng mặt không nên dùng nước quá nóng để ngâm chân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *