Dây đau xương

 

Tên khoa học: Tinospora sinensis Merr (Tinospora tometosaMiers, Tinospora malabaricaMiers, Menispermum malabaricumLamk).

Thuộc họ Tiết dê: Menispermaceae. Còn gọi là Khoai cân đằng.

Bộ phận dùng: Thân cây, dây có đường kính trên 2cm, vỏ thân màu nâu, hóa bần là tốt.

Thành phần hóa học: Dây đau xương có chứa Tinosinesid, Tinocordifoliosid, malabaroliod, Tinosporasid, 1-deacetyltinosporasid, axit 4-hydroxyl-heptadec-6 enoic, cordicosid, synergin, palmatin,diosgenin, daucasterol, columbin, β-setosterol, 20b-hydroxyecdyson, berbarine.

Tính vị-quy kinh: Dây đau xương có vị đắng, tính mát. Quy vào kinh Can.

Tác dụng và liều dùng: Dây đau xương còn là một vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân để chữa những triệu chứng của bệnh tê thấp, đau xương, đau người. Còn được dùng làm thuốc bổ.

Dùng dưới hình thức thuốc uống hay thuốc xoa bóp. Người ta cho rằng thân cây có tác dụng mạnh hơn.

Vài hình thức dùng Dây đau xương:

Lá Dây đau xương giã nhỏ, trộn với rượu để đắp lên những chỗ xưng đau.

Thái nhỏ thân Dây đau xương, sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1 phần 5. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một cốc nhỏ. Phụ nữ và những người không uống được rượu có thể sắc với nước mà uống. Thường thời gian điều trị kéo dài 15 ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *