Ba kích

Tên khoa học: Morinda oficinalis How.
Thuộc họ cà phê:Rubiaceae
Bộ phận dùng: Rễ cây Ba kích, vỏ ngoài màu tro, già thì sắc tím đậm, non thì sắc trắng, tía nhạt khi khô, vỏ nhăn lại, đứt đoạn trông thấy lõi, ruột tím đen, mềm ngọt. Loại củ to bản rộng trên 1cm, già, tím thì tốt.
Thành phần hoá học: Thành phần hóa học trong rễ củ chủ yếu bao gồm các hợp chất thuộc các nhóm iridoid, glycosid, anthraquinon, saccharid, axit hữu cơ và polysaccharid.
Tính chất-quy kinh: vị cay, ngọt, tính ôn, vào kinh Thận.
Tác dụng và liều dùng: thuốc cường dương, bổ trung tiêu, điều huyết mạch, ích khí. Có tác dụng chữa loãng xương và bệnh viêm khớp dạng thấp (Zhang và cộng sự, 2018).Mạnh gân cốt, trị phong, trị dị mộng tinh, liệt dương.Ngày dùng 4 – 12g.
Kiêng kỵ: Người âm hư, tướng hỏa thịnh không nên dùng.
Cách bào chế:
Theo Trung y: Lấy nước câu kỷ tử ngâm Ba Kích một đêm cho mềm, vớt ra, ngâm rượu một lúc vớt ra. Dùng cúc hoa xào với ba kích cho vàng, bỏ cúc hoa, lau Ba Kích bằng vải để dùng (Lôi Công).
Tẩm rượu một đêm cho mềm, thái nhỏ, sấy khô.Nếu dùng gấp, ngâm nước nóng cho mềm rồi rút lõi, thái nhỏ dùng (Lý Thời Trần).
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
– Rửa sạch đất;
– Ủ mềm, rút bỏ lõi, thái nhỏ;
– Tẩm rượu để 2 giờ, sao qua (thường dùng);
– Có thể nấu thành cao lỏng (1ml = 5g)
Bảo quản: Để nơi ráo, mát, kín, không nên để lâu vì dễ mốc, mọt. Sắp tới mùa xuân mưa ẩm cần phơi sấy nhẹ trước, có thể sấy hơi diêm sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *