Độc Hoạt

 

Tên khoa học: Angenica laxiflora Diels

Họ Hoa tán: Umbelliferae

Bộ phận dùng: Rễ củ, củ mềm, vỏ hơi vàng đen, trong vàng nhợt, có nhiều tinh dầu, mùi thơm hắc, vị cay. Hay nhầm với tiền hồ (Peucedanum praeruptorum Dunn) xốp, ít hăng, không có dầu. Loại to, chắc, thơm nồng không mốc mọt là tốt.

Trên thị trường, tên Độc hoạt dùng để chỉ thân và rễ của nhiều cây khác nhau. Sau đây là một số vị chính:

  1. Xuyên độc hoạt

Radix Angelicae tuhuo là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Xuyên độc hoạt (Angelica laiflora Diels) ở vùng Hồ Bắc, hoặc cây Angel-ica megaphylla Diels ở vùng Tứ Xuyên, đều thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

  1. Hương độc hoạt

Radix Angelicae pubescentis là rễ của cây mào đường quy (Angelica pubescens Michx) thuộc họ Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

  1. Ngưu vĩ độc hoạt

Radix Heraclei hemsleyani là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt đuôi trâu. Ngưu vĩ độc hoạt (Heracleum hemsleyanum Michx) thuộc hoa Hoa tán Apoaceae (Umbelliferae).

  1. Cửu nhỡn độc hoạt

Độc hoạt 9 mắt, (Rhizoma Araliae cordatae) còn gọi là thổ đường quy (trong Bản thỏ thập di) hay Cửu nhỡn độc hoạt (vùng Từ Xuyên, Trung Quốc) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Cửu nhỡn độc hoạt (Aralia cordata Thunb) thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae.

Cần chú ý thêm rằng ngoài 4 vị độc hoạt nói trên, còn có nhiều nơi ở Trung Quốc dùng và bán sang Việt Nam với tên độc hoạt rễ của nhiều loại thuộc các chi Angelica, Heracleum và Peucedanum khác. Vậy cần chú ý phân biệt.

Thành phần hóa học: Có tinh dầu.

Tính vị-quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào hai kinh can, thận. Theo Bản thảo vấn đáp: Độc hoạt rễ dài rất sâu, được thủy khí dưới đất mà lên sinh ra mầm, giống hình tượng kinh thái dương trong thân thể, mang dương trong thủy để phát ra kinh mạch, vị cay khí mạnh cho nên vào kinh thái dương, tán phong hàn của đầu cổ. Thuốc có sắc rất đen, cho nên vào thiếu âm để đến thái dương, tán được phong hàn của lưng cột sống.

Tác dụng và liều dùng: Trừ tà phong, táo hàn thấp, chuyên chữa phong, khí.

Chuyên dùng trong những trường hợp phong hàn, các khớp xương và lưng gối đau nhức bất kể đau lâu hay mới đau, đau đầu, đau răng. Những người âm hư hỏa vượng huyết hư không phong hàn thực tà không dùng được.

Liều dùng hằng ngày từ 3 đến 6g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, thường dùng phối hợp với những thuốc khác.

Độc hoạt thang được sử dụng phổ biến trong nhân dân để chữa các khớp đau nhức: Độc hoạt 5g, Đương quy 3g, Phòng phong 3g, Phục linh 3g, Thược dược 3g, Hoàng kỳ 3g, Cát căn 3g, Nhân sâm 2g, Cam thảo 1g, Can thương 1g, Phụ tử 1g, Đậu đen 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Kiêng kỵ: Huyết hư hỏa vượng, sốt cao không sợ rét thì không nên dùng

Cách bào chế

Theo Trung Y: Hái được thái nhỏ, lấy Dâm dương hoắc trộn lẫn, ủ kín trong hai ngày, phơi khô, bỏ Dâm dương mà dùng cho khỏi xót ruột (Lôi Công).

– Cạo vỏ sấy khô dùng (Lý Thời Trân).

Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, để thật ráo nước, thái mỏng, phơi râm. Không có tẩm sao.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, trong lọ kín có lót vôi sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *