Đau Nhức Tứ Chi

Đại cương

Chi trên là sáu kinh tay tuần hành, chi dưới là 6 kinh chân tuần hành. Nói chung cơ nhục, khớp đốt tứ chi đau đớn và vận động chướng ngại, phần nhiều thuộc tà phong hàn thấp xâm lấn kinh lạc gây ra.

Như trầm khốn vô lực, lười cử động, cơ nhục teo co, phù thũng gây chướng… thì do tỳ chủ tứ chi, cùng nội tạng có quan hệ. Lại (Nội kinh) chỉ ra; “phế tâm có tà thì khí lưu ở 2 khuỷu tay, can mắc tà thì khí lưu ở 2 nách, tỳ bị tà thì khí lưu ở 2 đùi, thận bị tà thì khí lưu ở hai khoeo chân (phần sau khớp gối)” nói rõ quan hệ giữa khớp đốt tứ chi cùng nội tạng. Đến như tạp bệnh khác như trúng phong… cũng xuất hiện bán bất toại, chi dưới (nan hoán) liệt trái liệt phải, đều không thể làm phát bệnh kinh lạc đơn thuần.

Tứ chi nhức đau

Biện chứng luận trị: Chi dưới và chi trên nhức đau đều thuộc về một loại bệnh “bệnh Tý”. Phần này phân tích kỹ hơn về Viêm khớp dạng thấp một cách duy vật biện chứng. Bệnh khởi phát bởi vì doanh vệ trước bị hư, tấu loại (lỗ chân lông thớ thịt) không kín, phong hàn kiêm thấp lấn vào, kinh lạc bị ngưng trệ, khí huyết không thể tuyên thông. Cho nên (Nội kinh) chỉ ra rằng: “ba khí phong hàn thấp lẫn lộn đến hợp lại mà thành bệnh Tý” khí thấp thắng là “trước Tý”, khí lạnh thắng là “thống Tý”. Tức bệnh Tý thường do 3 tà phong hàn thấp hợp nhau mà phát bệnh, tùy thuộc vào mức độ có nặng nhẹ, lúc chẩn đoán nên biết rõ: đau đớn kịch liệt mà cố định một chỗ thiên nặng về hàn, đau mà trầm trọng tê ngứa thiên nặng về thấp, đau mà có chạy chỗ này chỗ khác không định chỗ thiên nặng về phong. Bởi vì 3 tà phong hàn thấp kết hợp, tính chất thuộc âm, cho nên ở mùa giá lạnh và khí hậu ẩm thấp dễ thêm nặng và phát trở lại, (Nội kinh) viết: “Gặp lạnh thì nặng lên, gặp nhiệt thì đỡ hơn”.

Phép chữa: Trừ phân biệt 3 thứ tà nặng nhẹ mà dùng thuốc ra, nhân vì kinh lạc khí huyết ngưng trệ, cần phải chiếu cố hòa doanh hoạt huyết mà thông khí dương, không nên chỉ một cách dùng cay tan thông đường lạc. Lại nữa bệnh tý đại đa số thiên ở một cánh tay một bên chân cho nên (Kim quĩ) còn nói: “Cánh tay tê dại không cử động (bất toại) là Tý, trong lúc dùng thuốc, cần phải phân biệt chi trên chi dưới, châm cứu cũng đồng dạng như thế.

Thiên ở cánh tay chi trên đau đớn, thường do cảm thụ (mắc) giá lạnh mà sinh ra, nói chung thiên nặng về vùng ba kinh dương tay. Vả lại chỗ bả vai rất dễ bị lạnh, lúc đau phần nhiều từ vùng vai hướng khuỷu tay chuyển xuống, không thể nâng giơ lên, cũng không thể quặt đằng sau. Đầu tiên cần sơ tan hoạt lạc dùng “Thang phòng phong”, lâu ngày không khỏi nên hòa huyết làm chính, dùng “Thang thư cân” phàm dược vật trị chi trên đau, quế chi giỏi về trừ phong hòa huyết, tần giao trừ phong thấp, khương hoạt tán phong hàn, khương hoàng trị cái khí ở trong huyết, uy linh tiên tán lạnh hành khí, khéo chạy ra kinh lạc, cho nên thường làm thuốc dẫn kinh. Châm cứu: Dùng kiên tỉnh, kiên ngung, khúc trì, ngoại quan, hậu khê, hợp cốc và thủ tam lý.

Thiên ở chi dưới đùi cẳng chân nhức đau, bởi vì đùi cẳng chân là bộ vị tuần hành của 6 kinh chân, nhất là cùng kinh túc tam âm có quan hệ chặt chẽ. Nguyên nhân phát bệnh, thường do nằm ngồi ở nơi ẩm thấp ướt át sinh ra, do đó phần nhiều thiên về hàn thấp. Vùng đau nhức tình hình đau thấy khớp háng và vùng đầu gối là nặng, hoặc dẫn dắt vùng eo lưng cũng đau, đồng thời kiêm có cảm giác trầm trọng cùng thích ấm sợ lạnh. Cách chữa: Lấy “Thang Tam tý” làm chủ yếu, lạnh nặng thì kết hợp với “Thang thiên kim ô đầu”, thấp nặng thì kết hợp với “Thang ý dĩ nhân”. Đại khái chi dưới đau đa phần dùng Nhục quế độc hoạt, Xuyên thảo ô, Mộc qua, Tục đoạn, Ngưu tất, lại có loại dược vật thông dụng cho cả chi trên và chi dưới như: Hải phong đằng, Lạc thạch đằng, Ty qua lạc (dây mướp) cùng “Tiểu hoạt lạc đan”…

Chứng “Lịch tiết phong” cũng có tứ chi nhức đau, lúc đau qua các khớp đều đau hết khớp này sang khớp khác, giống như hổ cắn, nên còn có tên “Bạch hổ lịch tiết phong”, thực ra chỉ là một loại “hành Tý”, những chỗ khớp có thể xuất hiện đỏ sưng, hoặc kiêm có nóng lạnh, mạch tượng phù hoạt đới sác, hoặc mình phát sinh u cục, chân tay co cong (Tây y bảo hình chữ M) đau không thể co duỗi phần nhiều do uống rượu đương lúc gió, mồ hôi ra tắm nước sinh ra, dùng “Thang quế chi thược dược tri mẫu” “bại độc tán” gia giảm.

“Thống tý” lâu ngày không khỏi lại gọi “Thống phong”. Danh y Lý Đông Viên cho rằng phần nhiều thuộc huyết hư, chủ dùng Đương quy, Xuyên khung, giúp thêm Đào nhân, Hồng hoa, Nhục quế, Uy linh tiên. Chu Đan Khê cho rằng: trước tiên do huyết nhiệt, chủ dùng Đương quy, Xuyên khung, Sinh địa, Bạch thược, Hoàng cầm; ở trên thì thêm Khương hoạt, Quế chi, Uy linh tiên, ở dưới thêm Ngưu tất, Phòng kỷ, Hoàng bá. Trương Thạch Ngoan cho rằng thấp nhiệt, kiêm đờm, kiêm ứ vào đường lạc sinh ra đau Tý, chứng nặng lâu ngày, nên dùng Ô đầu, Phụ tử để đuổi hàn thấp đờm thấp, người khí mạnh tiện bí có thể dùng đại hoàng để trừ táo nhiệt kết trệ. Phàm đau tý lâu ngày, luôn luôn hóa nhiệt, làm tổn hao khí huyết nên biện chứng mà xử lý.

Khớp đốt tứ chi nhức đau, dần dần sinh ra sưng chướng biến thành to, vận động trở ngại, cơ nhục co teo, phần nhiều phát ở vùng đất núi non đồi gò, ở tuổi trẻ con và thanh niên mắc bệnh này có thể ảnh hưởng khớp xương sinh trưởng mà thành ra hình kì dị, gọi là bệnh khớp lớn (đại cốt tiết bệnh). Lúc đầu chiếu chứng tý mà chữa, trừ phong đuổi hàn, hoạt huyết ngừng đau, phối hợp châm cứu cùng giác cốc mà chữa.

Phương thuốc điều trị:

Thang phòng phong: Bạch chỉ 6g, Bạch truật 12g, Cẩu tích 12g, Cát căn 6g, Hạnh nhân 6g, Khương hoạt 6g, Ma hoàng 6g, Ngưu tất 12g, Phòng phong 6g, Phụ tử chế 6g, Quế tâm 6g, Sinh khương 3g, Thạch cao 10g, Tỳ giải 12g, Xuyên khung 6g, Ý dĩ nhân 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc làm hai lần.

Thang thừ cân: Nghệ vàng 8g, Đương quy 12g, Xích thược 8g, Bạch truật 8g, Hải đông bì 8g, Khương hoạt 12g, Cam thảo 6g. Sắc uống, ngày uống 1 thang.

Thang tam tý: Đỗ trọng 12g, Xuyên khung 6g, Đương quy 12g, Độc hoạt 8g, Phục linh 12g, Ngưu tất 16g, Địa hoàng 16g, Phòng phong 8g, Hoàng kỳ 8g, Chích thảo 4g, Đẳng sâm 12g, Bạch thược 12g, Tế tân 8g, Tần giao 8g, Quế tâm 4g, Tục đoạn 8g, Sinh khương 6g. Sắc nước uống hai ngày 1 thang.

– Thang thiên kim ô đầu gia giảm: Bạch thược 12g, Cam thảo 4g, Can khương 6g, Đại táo 5 quả, Độc hoạt 16g, Đương quy 30g, Nhục quế 8g, Phòng phong 8g, Phụ tử chế 8g, Phục linh 12g, Tần giao 16g, Tế tân 4g, Xuyên ô chế 8g. Sắc uống 2 ngày 1 thang.

Tứ chi mềm yếu

Biện chứng luận trị: Tứ chi mềm yếu, hoặc riêng chi dưới mềm yếu khó đi lại, nói chung không đau đớn, không cảm giác tế ngứa, thuộc chứng “nuy” (liệt bại). Thường do phế nhiệt hun đốt, tân dịch bị thương, cùng tâm tỳ hư, cân thận âm hư, không lực. Nặng hơn nữa thì tay không thể cầm vật, chân không thể mang nổi thân mình, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, mọi khớp đốt như cảm giác rời mất rồi, cơ nhục teo gầy, dẫn đến không thể chữa được. Nhưng hạ chi thì thấy nhiều hơn, cho nên cũng gọi là: “nuy bị” (liệt què). Trên phương diện biện chứng: Thuộc vào phế nhiệt, phần nhiều sinh ở trong bệnh nhiệt hoặc sau bệnh nhiệt, kiêm thấy tâm phiền miệng khát, ho hắng họng khô, tiểu tiện ngắn đỏ nóng đau, mạch tượng tế sác, dùng bài: “Môn đông thanh phế ẩm” hợp với “Thang ích vỵ”. Thuộc vào tâm tỳ, phần nhiều do dễ giận hay thương, mọi nhân tố tình chí sinh ra, kiêm thấy tâm quí kinh sợ, mất ngủ, đầu quay cuồng, lòng bàn tay bàn chân nóng, ăn uống khó tiêu, mạch tượng hư nhược, dùng “Thang ngũ nuy”.

Thuộc vào can thận phần nhiều do phòng lao quá mức, hoặc bị di tinh lâu ngày sinh ra, kiêm thấy đầu xây sẩm, mắt hoa đen, eo lưng, cột sống mềm yếu.

Cũng có người do âm hư kiêm thấy bên trong nóng, hoặc dần dần dẫn đến âm dương đều hư, dùng “Hổ tiềm hoàn”, “lộc giác giao hoàn”. Ngoài ra thấp nhiệt ẩn chứa ở trong cũng có thể thành liệt bại, chứng hiện ra mình nặng ngực buồn bực, tiểu tiện đỏ sáp xít, 2 chân có cảm giác nóng, được mát thì thư thái, rêu lưỡi vàng nhầy, nhưng thấp nhiệt cũng có thể tổn thương âm, xuất hiện đầu lưỡi đỏ, hoặc rêu lưỡi có gai, dùng “Gia vị nhị diệu tán”. (Nội Kinh) nói: “Trị liệt chỉ giữ dương minh”, chủ yếu là chỉ bổ ích hậu thiên để sinh hóa tân dịch tinh huyết, để tư dưỡng kinh mạch gân cốt. Tóm lại cần phải kết hợp bệnh tình cụ thể mà xử lý thích đáng.

Nói chung sau khi ốm tứ chi mềm yếu, hành động không có sức, phần nhiều là khí huyết suy yếu, không giống như chứng bại liệt (nuy chứng) cũng không làm chứng chủ yếu mà trị liệu.

Phương thuốc điều trị:

– Môn đông thanh phế ẩm: Mạch đông 2g, Nhân sâm 4g, Hoàng kỳ 6g, Đương quy 8g, Ngũ vị tử 8g, Xích thược 4g, Tử uyển, Cam thảo 2g, Cát cánh 4g, Trần bì 4g, Phục linh 4g.

– Thang ích vị: Sa sâm 12g, Mạch môn đông 20g, Sinh địa 20g, Ngọc trúc 6g, Băng đường 4g.

– Thang ngũ nuy: Nhân sâm 8g, Bạch truật 8g, Bạch phục linh 6g, Mạch môn đông 8g, Đương quy 8g, Hoàng bá 6g, Tri mẫu 4g, Mộc hương 6g, Cam thảo 6g, Ý dĩ nhân 8g, Gừng 4g, Đại táo 5 quả.

– Hổ tiềm hoàn: Qui bản 12g, Thục địa 24g, Bạch thược 8g, Tỏa dương 12g, Hoàng bá 12g, Tri mẫu 8g, Trần bì 6g.

– Lộc giác giao hoàn: Ba kích 40g, Bá tử nhân 40g, Bạch truật 40g, Đỗ trọng 40g, Hổ cốt (nướng giấm) 40g, Lộc giác giao 120g, Ngũ vị tử 40g, Nhân sâm 40g, Nhục thung dung 80g, Phá cố chỉ 40g, Phụ tử chế 40g, Sơn thù du 40g, Thỏ ty tử 40g, Thục địa 40g, Toan táo nhân 40g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn to bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước ấm, trước bữa ăn.

– Gia vị nhị diệu hoàn: Bản lam căn 25g, Bồ công anh 50g, Cam thảo 10g, Đại thanh diệp 15g, Hoàng bá 20g, Kê huyết đằng 25g, Thương truật 30g, Tục đoạn 15g, Song hoa 25g.

Tứ chi tê bì

Biện chứng luận trị: Tứ chi tê bì không biết đau ngứa, phần nhiều thuộc khí hư, phong đờm vào đường lạc, chướng ngại khí huyết lưu thông; (Nội Kinh) nói: “Doanh khí hư thì (bất nhân) cơ phu tê không biết đau ngứa, vệ khí hư thì không dùng được, doanh vệ đều hư thì vừa tê bì không biết đau ngứa (bất nhân) lại (bất dụng) không dùng được”. Lý Đông Viên, Chu Đan Khê đều chủ yếu cho rằng khí hư không thông hành, thấp đàm ngăn trở ở trong.

Cách chữa nên bổ khí hành khí là chính. Kiêm hóa phong đờm thấp đục mà hòa kinh lạc dùng “Thang thần hiệu hoàng kỳ” “Chỉ mê phục linh hoàn”. Đại khái chứng này dùng thuốc thì dùng Đẳng sâm, Hoàng kỳ bổ khí, Đương quy, Bạch thược hòa huyết, Chỉ xác mở khí, Bán hạ hóa đờm. Khương hoạt, Phòng phong khu phong-Uy linh tiên, Cương tàm thông lạc. Ở cánh tay dùng tang chi, chân đùi dùng Ngưu tất đều lấy Sinh khương làm dẫn.

Nếu có một chỗ tê bì (ma mộc) ngẫu nhiên găp âm hàn càng kịch liệt, là đàm ứ ngăn trở ở trong, dùng bạch giới tử nghiền nhỏ hòa nước gừng, hành, điều đắp.

Phương thuốc điều trị:

– Thang thần hiệu hoàng kỳ: Bạch thược 40g, Chích thảo 40g, Hoàng kỳ 40g, Mạn kinh tử 8g, Nhân sâm 40g, Trần bì 20g. Sắc uống hai ngày 1 thang

– Chỉ mê phục linh hoàn: Bán hạ 40g, Chỉ xác sao cám 20g, Phong hoa tiêu 10g, Phục linh 40g. Tán bột, trộn với nước Gừng làm viên. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4-6 viên.

Tứ chi co rút

Biện chứng luận trị: Tứ chi co rút cong queo, không thể duỗi thẳng, đó là gân mạch gây bệnh, gọi là “cân loan” tức gân co. Phần nhiều do mất máu quá nhiều, nóng ở trong tổn thương âm, ra mồ hôi nhiều tổn thương âm, hoặc do lở loét vỡ lở máu theo mủ hóa mà dẫn đến, dẫn đến huyết dịch khô ráo, gân mất nuôi dưỡng. Dùng “Dưỡng huyết địa hoàng hoàn” bỏ thiên hùng, tề tào, can tất, châm chước thêm các loại như Hà thủ ô, Bạch thược, Linh dương giác. (Nội kinh) từng nói: “thấp nhiệt không trừ được thì gân lớn mềm ngắn, gân nhỏ duỗi dài, mềm ngắn là co, duỗi dài là (nuy) bại liệt”. Ở đây nói thấp nhiệt cũng chủ yếu là nhiệt làm tổn thương máu không nuôi gân, nên trong phương nuôi máu thêm vào dĩ nhân, nhẫn đồng đằng…Tà lạnh xâm lấn kinh lạc bởi vì hàn chủ thu dẫn (co) phát sinh ra co rút (câu cấp) dùng “Thang thiên kim ý dĩ nhân” mà làm ấm lại. Co rút phần nhiều thuộc về gan, vì gan chủ gân, màng gân khô thì co lại. Nhưng tâm chủ huyết mạch cũng có quan hệ. Người tạng tâm hư yếu luôn luôn trước thây tâm hoảng sợ khí ngắn, ngực buồn bực ngật tắc, đã bị hai cánh tay co rút, tất phải đợi khí của tâm dần dần thư sướng, mới dần được duỗi ra, cho nên A giao, Đương quy, Quế chi cũng là thuốc thường dùng. Dập gẫy tổn thương co rút đau nên hoạt huyết thu duỗi gân, dùng “Hoạt hóa tán”.

Phương thuốc điều trị:

– Dưỡng huyết địa hoàng hoàn: Bạch truật 30g, Can tất sao 30g, Địa phụ tử 30g, Hắc cẩu tích sao 30g, Mạn kinh tử 10g, Sơn thù 20g, Thiên hùng 30g, Thục địa 10g, Xa tiền tử 30g. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 20-30g với nước hoặc rượu nóng, lúc đói bụng.

– Thang thiên kim ý dĩ nhân:Bạch liễm 8g, Ý dĩ nhân 12g,Bạch thược 8g, Nhục quế 6g,Táo nhân 12g, Can khương 8g, Ngưu tất 12g, Cam thảo 8g, Phụ tử 6g,

– Hoạt hóa tán:Tô mộc 12g, Hồng hoa 8g, Một dược 6g, Tự nhiên đồng 8g, Nhũ hương 8g, Huyết kiệt 6g, Mộc miết tử 8g, Đinh hương 6g.

Vùng gối sưng đau

Biện chứng luận trị: Một đầu gối hoặc hai đầu gối sưng đau, sắc da không thay đổi, cũng không có cảm giác nóng, dần dần đùi cẳng chân teo gầy, hình như gối hạc, gọi tên là: Hạc tất phong” (tức phong gối hạc). Phần nhiều do kinh túc tam âm thiếu thốn, phong thấp thừa cơ lấn vào. Cách chữa: nên hoạt huyết nuôi gân, kiêm trị phong thấp dùng “Thang đại phòng phong” hoặc “Thang thập toàn đại bổ” thêm ngưu tất, khương hoạt, độc hoạt.

Bệnh này không dễ chóng khỏi, ông Dụ Gia Ngôn từng nói: “Hạc tất phong tức là cái (tý) tắc của phong hàn thấp ở đầu gối vậy. Nếu xương đầu gối ngày to, cơ nhục trên dưới ngày khô, vả lại chưa có thể trước chữa đầu gối, nên trị khí huyết khiến cơ nhục dần vinh nhuận, rồi mới chữa đầu gối vậy. Việc này cũng trị chứng thiên khô giống nhau nhiều khác ít, kíp làm cho cái chưa khô khiến khí huyết lưu hành mà lại vinh nhuận vậy. Nếu không biết như vậy, chỉ dùng mọi loại thuốc tan phong như ma hoàng phòng phong, ít có người không hoàn toàn khô. Cho nên chữa hạc tất phong mà kíp công cái “Tý” tất làm cho chân liệt mà không dùng được vậy”.

Trẻ con mắc hạc tất phong, là tiên thiên suy yếu, âm hàn ngưng tụ ở đầu gối dùng “Lục vị địa hoàng hoàn” bổ thận, thêm lộc nhung đểbổ mệnh hỏa, dùng ngưu tất dẫn đến khớp đốt mà mạnh bên trong, người xưa cho rằng đó là phép tốt để trị tận gốc bệnh.

Đầu gối đau, trên dưới không sưng mà hơi hồng gọi là “tất du phong” dùng “hoàn cốt tán” mà chữa. Vùng đầu gối hai bên sưng đau, sợ lạnh nóng dữ, chỗ sưng không cho sờ tay vào, đó là “tất nhãn độc” dùng “tiên phương hoạt mệnh ẩm” thêm ngưu tất. Nếu chỉ nắp đầu gối sưng đau cũng phát nóng lạnh thì là “tất ung” thì căn cứ vào ung đãng mà chữa.

Phương thuốc điều trị:

– Thang đại phòng phong: Bạch thược 4g, Bạch truật 8g, Chích thảo 2g, Đẳng sâm 8g, Đỗ trọng 8g, Hoàng kỳ 4g, Khương hoạt 8g, Ngưu tất 4g, Nhục quế 2g, Phòng phong 8g, Phụ tử chế 2g, Thục địa 20g, Xuyên khung 20g. Sắc uống hai ngày 1 thang.

– Thang lục vị địa hoàng: Đơn bì 9g, Bạch linh 9g, Trạch tả 9g, Thục địa 24g, Sơn thù 12g, Hoài sơn 12g. Luyện mật làm hoàn ngày uống từ 8-12g, ngày dùng từ 2-3 lần uống với nước ấm.

– Hoàn cốt đan gia giảm: Bạch chỉ 40g, Dương sâm 40g, Đỗ trọng 40g, Hà thủ ô 40g, Hòe giác tử 40g, Khổ sâm 20g, Long não 20g, Ma hoàng 40g, Mạn kinh tử 40g, Mộc hương 20g, Tang bạch bì 40g, Uy linh tiên 40g, Xạ hương 0,4g, Xuyên khung 40g, Độc hoạt 40g, Khương hoạt 40g, Tỳ giải 20g, Ngưu tất 40g, Hổ cốt 20g, Phòng phong 40g, Tần giao 40g, Tàm sa 20g, Kỷ tử 30g, Thương truật 30g, Quy bản 20g. Nấu riêng Ma hoàng trước thành cao. Các vị khác tán bột, hòa với cao Ma hoàng làm viên, mỗi viên 4g.

– Tiên phương hoạt mệnh ẩm: Bạch chỉ 8g, Nhũ hương 8g, Trần bì 8g, Cam thảo 4g, Một dược 8g, Kim ngân hoa 12g, Thiên hoa phấn 8g, Tạo giác thích 8g, Đương quy 8g, Phòng phong 8g, Xích thược 8g, Bối mẫu 8g. Sắc uống hai ngày 1 thang.

Chi dưới nan hoán

Biện chứng luận trị: Người xưa quan niệm liệt chân trái gọi rằng “Nan” liệt bên phải gọi lá “Hoán”. Hai chi dưới nặng nề không có sức, khó hành động, hoặc kiêm tê bại, đau suốt nhưng chi trên nói chung bình thường, gọi là “triệt nan” thuộc vào một loại “phong phi” -Phong phi là một cái chứng hậu trúng phong, vốn thuộc tứ chi không thể tự chủ theo ý mình điều tiết vận động, mà chủ yếu là chi dưới không thể hoạt động, cho nên Trượng Cảnh Nhạc nói: “Phong phi tứ chi không thu, tê liệt tàn phế, đi lại cùng cầm nắm không thuận lợi, thậm chí không thể đi bộ” dùng bài “Địa hoàng ẩm tử” để bổ cái thủy hóa ở hạ tiêu.

Phụ: Tây y chẩn đoán là “Viêm tích tủy” (viêm xương tủy) và “lao xương tủy” chứng trạng chủ yếu cũng ở chi dưới, biểu hiện là nan hoán mềm yếu, nhẹ thì đi đứng không ngay ngắn như dẫm trên đệm bông, nặng thì căn bản không thể hoạt động, cơ nhục tê dại không biết đau ngứa, hoặc có cảm giác như kiến bò, gân xương đau suốt, giá lạnh không ấm. Kiêm thấy đại tiểu tiện bí (úng bế) hoặc tiểu tiện dắt buốt nhỏ giọt (lâm lịch), đại tiện hoạt tiết (trơn tuột ỉa chảy) không thể tự cấm, dương vật mềm yếu hoặc liệt, tình dục lạnh nhạt, eo lưng bụng như căng bó lại, eo lưng vai nhức đau, đầu xây sẩm tai ù kêu, chất lưỡi nhạt, hoặc đầu lưỡi hồng có gai, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch tượng huyền khẩn hoặc trầm tế vô lực…Đều thuộc về can thận tinh huyết thiếu thốn, nhất là thận âm và thận dương đều hư, do đó mà gân xương mất sự nhu nhuận nuôi dưỡng, kiêm thấy khí hóa không kịp, hư phong quấy rối ở trên, một loạt hiện tượng hư, cũng dùng “Địa hoàng ẩm tử” gia giảm mà chữa. Chính do vì bản nguyên (nguồn gốc) không đủ, cho nên dùng vật phẩm thông kinh hoạt (trơn) đường lạc và sáp xít ruột lợi tiểu không đạt mục đích khỏi bệnh.

Phương thuốc đều trị:

– Địa hoàng ẩm tử: Thục địa, Sơn thù, Thạch hộc, Mạch môn đông, Nhục thung dung, Ngũ vị tử, Xương bồ, Viễn chí, Phục linh, Phụ tử chế, Nhục quế, Ba kích. Lượng bằng nhau. Tất cả tán bột sắc với nước sinh khương 5 lát, Táo, Bạc hà 5-7 lá. Uống mỗi lần 8-12g, bột có thể dùng thuốc thang sắc hàng ngày.

Ngón tay tê

Biện chứng luận trị: Ngón tay cảm giác tê, là tiên triệu của bệnh “trùng phong”. Đầu tiên tê ở ngón vô danh, thứ hai đến ngón giữa, lại thứ nữa truyền đến ngón ba, cũng có người trước tê ở ngón trỏ. Bắt đầu chỉ có ở đầu ngón đốt thứ nhất, dần dần đến vùng cánh tay, nên uống Hy thiêm cao hay Tang chi cao hoàn dự phòng. Chứng huyết hư do khí huyết không hòa, ngón tay sinh tê, thường cùng chứng huyết hư khác xuất hiện.

Phương thuốc điều trị:

Cao hy thiêm: Cỏ Hy thiêm giã nước, dùng sinh địa cam thảo sắc nước cùng trộn lẫn sắc thêm mật luyện thành cao.

Tang chi cao hoàn: Hà thủ ô, Kỷ tử, Qui thân, Vừng đen, tro Cúc hoa, Bá tử thân, Bạch tật lê, cùng cao cành dâu làm viên. Ngày uống 16-20g.

Mu chân sưng

Biện chứng luận trị: Đó là tỳ hư thủy thấp rót xuống dưới, cũng là thời kỳ đầu của bệnh “thủy thũng”. Luôn luôn sau khi hoạt động thì tăng thêm, sau nghỉ ngơi thì giảm nhẹ ở lâu địa phương ẩm ướt sinh ra mu chân phù sưng, đi chạy có cảm giác nặng nề, cũng có thể phát triển thành “cước khỉ” sưng chướng. Nhẹ thì dùng Sinh thục,Ý dĩ nhân đều 10 gam cho vào bao thay chè uống, nếu không lui thì dùng “Thang quế linh táo thảo”.

Phương thuốc điều trị:

Thang quế chi linh táo thảo: Quế chi 160g, Phục linh 320g, Cam thảo 80g, Đại táo 15 trái. Sắc chia làm ba lần uống trong ngày.

Gót chân đau

Biện chứng luận trị: Gót chân đau không sưng không đỏ, không thể đứng nhiều, chạy nhiều, thuộc về âm huyết của can thận không đủ, tuy thuộc bệnh nhỏ, các chữa nên bổ mạnh, dùng “Lộc giác giao hoàn” và “Lập an hoàn”.

Phương thuốc điều trị:

– Lộc giác giao hoàn: Ba kích 40g, Bá tử nhân 40g, Bạch truật 40g, Đỗ trọng 40g, Hổ cốt nướng giấm 40g, Lộc giác giao 120g, Ngũ vị tử 40g, Ngưu tất 40g, Nhân sâm 40g, Nhục thung dung 80g, Phá cố chỉ 40g, Phụ tử chế 40g, Sơn thù du 40g, Thỏ ty tử 40g, Thục địa 40g, Toan táo nhân 40g. Tán bột, trộn với mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm, trước bữa ăn.

– Lập an hoàn: Mộc qua 40g, Ngưu tất 40g, Phá cố chỉ 40g, Tục đoạn 40g, Tỳ giải 80g. Tán bột, trộn mật làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Ngày uống 50 viên với nước pha muối và rượu lúc đói.

Lương Y – TS. Lê Quang Ưng và cộng sự

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *