Hy Thiêm

 

Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L. (S. glutinosa Wall., Minyranthes heterophylla Turcz.).

Thuộc họcúc:Asteraceae (Compositae).

Còn gọi là Cỏ đĩ, Cứt lợn, Hy kiểm thảo, Hy tiên, Niềm hồ thái, Chư cao, Hổ cao, Chó đẻ, Nụ áo rìa.

Thành phần hóa học: Hy thiêm chứa các nhóm hợp chất sesquiterpenoid, pimarenoid, kaurenoid, chain diterpenoid, flavonoid.

Tính vị-quy kinh:Theo tài liệu cổ, Hy thiêm có vị đắng, tính hàn hơi có độc, chín thì ôn. Vào hai kinh Can và Thận.

Tác dụng và liều dùng: Có tác dụng khu phong, trừ thấp, lợi gân cốt. Theo Bản thảo vấn đáp: Lá Hy thiêm lớn có lông, tính trọng yếu ở lá, chuyên tán phong khí, cho nên xưa có Cao hy thiêm, Chủ khử phong ở chu thân.

Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau, phong thấp. Những người tê đau mà do âm huyết không đủ không dùng được. Hiện nay vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân, làm thuốc chữa đau nhức, yếu chân, bán thân bất toại, gân cốt nhức lạnh, lưng gối tê dại.

Còn dùng giã đắp tại chỗ chữa nhọt độc, ong đốt, rắn cắn.

Ngày dùng 6-12g dưới hình thức thuốc sắc, thuốc viên hay thuốc cao mềm. có thế tăng tới liều 16g một ngày.

Kiêng kỵ: Không phải phong thấp không nên dùng

Cách bào chế:

Theo Trung Y:Hái lấy cành nhỏ và lá phơi khô, nửa tẩm rượu nửa tẩm mật trộn lẫn với nhau. Đồ chín rồi phơi (làm chín lần).

Theo Kinh nghiệm Việt Nam:Rửa sạch, thái khúc 2- 3cm, phơi khô, cứ 1kg dược liệu tẩm với 100g rượu hòa với 50g, chưng lên rồi lại tẩm phơi (9 lần), sao vàng.

Sau khi bào chế như trên, có thể nấu thành cao đặc 1ml =10 g dược liệu hoặc tán bột làm hoàn.

Bảo quản: Dễ hút ẩm, mốc, mục, mọt. Nên phải để nơi khô ráo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *