Ngũ Gia Bì

 

Tên khoa học: Acanthopanax aculeatusSeem.

Họ Ngũ gia bì:Araliaceae.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ. Chọn loại vỏ ngoài sắc vàng, trong thì trắng ngà, khô, mùi thơm nhẹ, không lẫn tạp chất, không có lõi là tốt. Ngoài ra ta còn dùng:

– Một loại Ngũ gia bì gọi là Ngũ gia bì hương

– Một loại gọi là Ngũ gia bì chân chim. Cây chân chim này có hai thứ: Thứ mọc ở núi đá, cây nhỡ, vỏ tía, thơm, có tác dụng tốt; Thứ mọc ở núi đất, vỏ dày, xốp, tác dụng kém hơn. Hai cây này thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), có thể tạm dùng thay Ngũ gia bì.

Thành phần hóa học: có chất thơmmethoxyralyxytandehyt và một số acdi hữu cơ.

Tính vị – quy kinh: Vị cay thơm, đắng, tính ôn. Vào hai kinh Can và Thận.

Tác dụng và liều dùng: Có tác dụng chữa phong thấp, tráng gân cốt. Theo Bản thảo vấn đáp: Ngũ gia bì có lông, tính cay ấm, cho nên tán được phong hàn của kinh Can, khử tê đau của chu thân. Ngày dùng 6 – 12g. Các loại Ngũ gia bì chân chim dùng thay thế phải tăng gấp 2 – 3 lần

Kiêng kỵ: Không phải phong thấp mà âm hư hỏa vượng thì không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung Y: Lấy vỏ rễ ngũ gia bì khô rửa sạch, ủ mềm, thái lát, tẩm rượu hoặc tẩm nước gừng.

Theo Kinh nghiệm Việt Nam: Vỏ lột về, rửa sạch, cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, phơi râm, ủ lá chuối 7 ngày (thỉnh thoảng đảo cho đều) để dậy mùi thơm, rồi lấy ra phơi nhẹ cho khô.Khi dùng thì lại rửa qua nếu bẩn, thái ngắn, sấy nhẹ cho khô, không phải tẩm sao.

Bảo quản: Dễ mốc, để chỗ mát, tránh nóng ẩm, mất tinh dầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *