Tần Giao

 

Tên khoa học: Gentiana dakuriea Fisch.

Họ Long đởm: Genlianaceae.

Bộ phận dùng: Rễ, rễ sắc vàng, thơm, dẻo, dài 10- 20cm là tốt, loại mục không thơm là xấu.

Thành phần hóa học: Có tinh dầu và alcaloit.

Tính vị-quy kinh: Vị đắng, tính bình. Vào bốn kinh Vị, Đại trường, Can và Đởm.

Tác dụng và liều dùng: Tán phong thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu, hòa huyết. Theo Bản thảo vấn đáp: Tần giao thịt rối, sớ hai bên vấn vít vào nhau, cho nên trị phong ở hai bên, chứng gân mạch đau nhức. Thuốc dùng để trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản đại tiện ra huyết, lao nhiệt cốt chưng, trẻ con cam nóng, ngày dùng 6-12g.

Kiêng kỵ: Không có phong thấp lại hay đái dắt thì kiêng không nên dùng.

Cách bào chế:

Theo Trung Y: Lấy vải chùi sạch lông vàng trắng, ngâm nước một đêm, rửa sạch phơi khô dùng (Lôi Công).

Theo Kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ cuống, lần ra cho khỏi rối, nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch cắt khúc ngắn phơi khô (thường dùng), sau đó có thể tẩm rượu dùng.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, mát, thoáng gió.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *